Sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định số: 11/2017/QĐ-TTg, QUYẾT ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM và Bộ Công thương có Thông tư Số: 16/2017/TT-BCT QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI. Hàng trăm hộ dân ở Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An... đua nhau lắp điện mặt trời trên mái nhà. Theo thống kê Việt Nam ghi nhận 748 dự án điện mặt trời nối lưới trên mái nhà, với tổng công suất 11,5MW.
Điện mặt trời trên mái nhà
Vậy có nên lắp điện mặt trời trên mái nhà?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần biết hiện có các giải pháp Điện mặt trời sau:
- Điện mặt trời độc lập là hệ thống có bình trữ điện, không dùng điện lưới. Giá đầu tư ban đầu tương đối cao so với điện mặt trời hòa lưới. 2 tới 3 năm khi bình điện giảm khả năng trữ điện cần phải thay thế. Khó có khả năng hoàn vốn. Giải pháp này phù hợp với gia đình, cơ sở sản xuất không có điện lưới hoặc buộc phải có hệ thống dự phòng công suất lớn khi mất điện.
- Điện mặt trời Hybrid hệ thống điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ sử dụng Bộ hòa lưới có lưu trữ và thêm hệ ắc quy (hoặc pin sạc) để dự trữ điện mặt trời cho những thiết bị (tải) ưu tiên khi mất điện. Các thiết bị này thường có công suất nhỏ nhưng luôn cần hoạt động như đèn, internet, camera, máy tính…
- Điện mặt trời hòa lưới, giải pháp được ưa chuộng nhất hiện nay. Việc nên hay không nên đầu tư điện mặt trời nằm ở giải pháp này. Đây là Giải pháp điện mặt trời không dùng ắc quy trữ điện. Điện NLMT hòa trực tiếp vào lưới điện, hệ thống ưu tiên sử dụng điện mặt trời trước, khi điện mặt trời thiếu sẽ tự động kéo lưới điện quốc gia bù vào. Khi Điện mặt trời phát dư, được đưa ngược lên lưới điện quốc gia; EVN ghi nhận lượng điện này bằng điện kế hai chiều, sau đó mua lại với giá 2.086 đồng/kWh (khi hoàn thành thủ tục mua bán điện với chủ đầu tư). Về đêm hệ thống chuyển qua sử dụng lưới điện quốc gia hoàn toàn.
Ưu điểm của hệ thống quyết định việc đầu tư hay không:
+ Hệ thống không dùng bình trữ điện, chi phí bảo trì thấp, tuổi thọ lên đến 30 năm. Thời gian hoàn vốn 5 năm, chúng ta có tới hơn 20 năm không lo lắng về giá điện.
+ Giá điện tính theo bậc thang, nhờ lắp điện mặt trời sẽ giảm đáng kể điện năng rơi vào khung giá cao.
+ Giá điện và các thiết bị tiết kiệm điện tăng theo thời gian. Thời gian hoàn vốn nhanh hơn theo thời gian.
+ Không giới hạn công suất có thể dùng mọi thiết bị điện. Lắp đặt theo nhu cầu và khả năng tài chính, có thể lắp ít sau đó nâng cấp.
+ Thời điểm tháng 2 tới tháng 8, thời tiết nóng bức sử dụng nhiều điện thì khi đó hệ thống phát được nhiều điện.
Nhược điểm của hệ thống:
+ Không dùng được vào ban đêm. Tuy nhiên, ban ngày hệ thống phát dư, bán lại cho EVN với giá 2.086 đồng, coi như đây là điện dùng vào ban đêm.
+ Mất điện không dùng được, cũng không bất tiện vì hiện tại ở thành phố lớn hay ở các địa phương mất điện là điều hiếm hoi.
Hãy tưởng tượng 1 bài toán nhỏ điển hình cho 1 gia đình có lắp điện mặt trời và không lắp điện mặt trời sau 5 năm sẽ như thế nào nhé:
GIA ĐÌNH CÓ LẮP ĐIỆN MẶT TRỜI:
- Lúc này gần như đã hoàn vốn, tự chủ về năng lượng.
- Không lo lắng khi giá điện tăng cao.
- Hàng tháng có thu nhập từ điện mặt trời dư phát ra (Nếu lắp dư).
- Tiên phong đón đầu công nghệ, anh em bạn bè nể phục vì tầm nhìn xa
GIA ĐÌNH KHÔNG LẮP ĐIỆN MẶT TRỜI:
- Giá điện tăng cao qua mỗi quỹ, mỗi năm => Lo lắng hoang mang
- Trời nắng nóng càng sử dụng thiết bị nhiều điện càng tăng (Có điện mặt trời, càng nắng điện càng nhiều).
- Nhà hàng xóm có nhà mình không có -> day rứt phân vân
Cách đây hơn 10 năm mọi người e dè máy nước nóng mặt trời như thế nào thì bây giờ e dè điện mặt trời như vậy, Nhưng ngày hôm nay máy nước nóng là gần như không thể thiếu, thậm chí ảnh hưởng đến giá trị khi mua, bán nhà.
Tìm hiểu thêm: Công trình điện mặt trời; Điện kế hai chiều mua bán điện; Pin mặt trời
Viết bình luận