Nguồn gốc điện mặt trời
Điện - ánh sáng trở nên thiết yếu với nhịp sống hiện đại của con người hơn. Đúng như theo câu nói đùa của mọi người, thế giới càng hiện đại thì càng hại điện. Nhưng nếu vào lúc cao điểm, điện không cung cấp đủ cho sinh hoạt hay hoạt động của con người, hoặc hiện nay khi vật giá leo thang, giá điện tăng vọt thì người ta bắt đầu nghĩ đến những năng lượng có sẵn ngoài tự nhiên. Chẳng hạn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…
Không phải tự nhiên mà các chủ nhà khi thi công thiết kế, đều yêu cầu các kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà của mình gần với thiên nhiên, mang ánh sáng từ thiên nhiên vào trong căn nhà cũng như là hướng đón gió mát cho ngôi nhà,…. Tất cả những ý tưởng đếu hướng đến việc hạn chế sử dụng điện, tằng cường hiệu quả những năng lượng có sẵn mà không tốn kém để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Như vậy, sao bạn lại không hướng việc sử dụng năng lượng mặt trời để làm nóng nước hay nấu đồ ăn… tại sao bạn lại không lắp điện mặt trời, một hệ thông tối ưu cho một thời đại bùng nổ thông tin.
Điện mặt trời là gì? Bao nhiêu loại?
Điện mặt trời là từ để chỉ hệ thống phát điện dựa trên pin quang điện và động cơ nhiệt.
Điện mặt trời cho gia đình có hai hệ thống chính, phổ biến rộng khắp là: điện mặt trời độc lập và điện mặt trời hòa lưới. hệ thống điện độc lập chỉ được áp dụng cho những gia đình ở vùng chưa có điện hay mạng điện không ổn định, chập chờn, bởi chi phí cho việc lắp pin lưu trữ hay ắc quy là khá cao. Còn lại thì đa số các gia đình nên dùng điện mặt trời hòa lưới. Với hệ thống điện hoà lưới không cần ắc quy hay pin lưu trữ, nếu có cần thì chỉ sử dụng những lúc cúp điện nên tuổi thọ của hệ thống hay ắc quy, pin lưu trữ cao hơn gấp nhiều lần.
Rầm rộ phát triển mô hình điện mặt trời
Lắp điện mặt trời hòa lưới như thế nào?
Lắp điện mặt trời hòa lưới cho gia đình thích hợp nhất là các hệ thống điện từ 2 kWp đến 5 kWp (Kilo Watt Peak), mỗi ngày hệ thống này sẽ sản xuất được từ 10 đến 25 kWh điện và cần một diện tích khoảng 15- 35m2 để lắp đặt. Chi phí lắpđặt thì tùy thuộc vào đặc thù của nhà bạn, có thể vị trí lắp đặt là sân thượng, mái ngói hay mái tôn.
Chú ý khi lắp đặt điện mặt trời
Khi cần lắp đặt điện mặt trời cho gia đình, các bạn cần quan tâm tới những yếu tố sau:
- Đầu tiên khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời cần phải quan tâm đến thẩm mỹ ngôi nhà: Lắp đặt pin mặt trời cần phải làm cho ngôi nhà hiện đại hơn, đẹp hơn, chứ không đơn thuần là bạn chỉ tìm chỗ nào đó rồi gác đại vài tấm pin năng lượng mặt trời lên là được. Bạn nên yêu cầu các công ty điện mặt trời đưa cho bạn những thông tin cần thiết, tư vấn kỹ về vị trí lắp đặt sao cho phù hợp nhất với căn nhà của bạn. Chẳng hạn như hệ thống điện mặt trời của một căn nhà dưới đây:
Hệ thống điện mặt trời áp mái
- Lựa chọn một công suất phù hợp cho nhu cầu của bạn: ở đây cần xem xét, tính toán mức sử dụng điện mỗi ngày của gia đình bạn là bao nhiêu để lắp đặt công suất phù hợp nhất, cũng như trường hợp mất điện để tính toán hệ thống lưu trữ phù hợp. Còn nếu các bạn muốn bán số điện thừa còn lại cho nhà nước thì nên lắp pin mặt trời hết trên diện tích mái, không thì bạn hãy lắp đủ dùng. Vì hệ thống điện mặt trời rất dễ cải thiện và nâng cấp lên, nên hiện tại các bạn lắp hệ thống điện từ 2-3kwp và có thể tăng lên 4 hoặc 5kwp bất kỳ lúc nào. Lời khuyên hữu ích cho các bạn là nên chọn bộ hòa lưới (inverter) với công suất lớn hơn để dự phòng những trường hợp nâng cấp sau này.
- Nên chọn nhà cung cấp lắp đặt điện mặt trời Gia đình có uy tín. Điều này rất quan trọng bởi các nhà cung cấp uy tín luôn chọn các thiết bị chất lượng cao, bảo hành lâu dài. Nhà cung cấp lớn đã có chỗ đứng trong thị trường này thường duy trì các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng tốt để giữ thương hiệu. Họ có kinh nghiệm nên tính toán hệ thống lâu dài hơn, chẳng hạn như: thiết kế một hệ thống điện mặt trời thì các thiết bị chính như bộ hòa, lưới pin mặt trời cùng với các thiết bị đi kèm phải có như dây dẫn, khung, máng cáp… nên được tính toán từ chất liệu đến mẫu mã để tăng tuổi thọ trên 30 năm. Cho nên nếu bạn đã nghĩ đến việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời của chúng tôi thì đừng quá tiếc tiền chọn gói hàng giá thật thấp để rồi hệ thống chỉ sau vài năm sẽ bị xuống cấp và hư hỏng.
Lưu ý: Khi nào thì khách hàng nên lắp hệ thống dự phòng dùng khi mất điện: trong trường hợp tần suất mất điện ở khu vực nơi các bạn sinh hoạt hơn 2 lần 1 tháng thì mới nên lắp đặt pin lưu trữ dự hoặc hệ thống ắc quy phòng những lúc điện yếu hoặc mất điện. Nếu không rời vào trường hợp đó thì chỉ nên dùng hệ thống điện hòa lưới để tiết kiệm đáng kể chi phí.
- Bao lâu thì hoàn vốn: thông thường, nếu bạn đã đầu tư hệ thống điện mặt trời chất lượng cao, thì sau 5 hoặc 6 năm thì đã hoàn vốn cho bạn và dùng điện miễn phí trên 30 năm.
Hệ thống điện mặt trời đem lại nhiều lợi ích cho con người, vừa tiết kiệm lại vừa an toàn cho người sử dụng. Tại sao bạn không nhanh chân đến với chúng tôi để được tư vấn và lắp đặt.
Viết bình luận