Điện mặt trời bắt đầu có xu hướng đi vào đời sống của các hộ gia đình
- Người viết: Anh Sơn lúc
- Tin tức
- - 0 Bình luận
Điện mặt trời không còn là một nguồn điện năng quá “xa xỉ” đối với các hộ gia đình. Hiện nay, với những phát triển về công nghệ, chi phí lắp đặt điện mặt trời đã giảm và nguồn năng lượng này bắt đầu có xu thế đi vào đời sống của từng hộ gia đình.
Mỗi ngày Công Ty TNHH Solar E nhận được rất nhiều câu hỏi của quý khách hàng cũng như các hộ gia đình về các vấn đề như: “Hiện nhà tôi có bốn phòng ngủ, một phòng khách, nhà bếp, có 4 điều hòa , 1 tủ lạnh, 1 máy giặt …. Hay điện năng tiêu thụ hàng tháng khoảng 350kWh, tiền điện nhà tôi sử dụng tầm 700 ngàn/tháng . Xin được tư vấn về hệ thống dùng điện mặt trời, cách tính số lượng tấm thu nhiệt – lưu trữ, phân phối và chi phí lắp đặt cho toàn bộ hệ thống hay một phần thiết bị trong nhà?”
* Solar E sẽ trả lời giải đáp các thắc mắc của quý khách hàng như sau :
Tấm thu điện năng lượng mặt trời, thường được gọi là tấm pin năng lượng mặt trời, chuyển ánh sáng mặt trời (chứ không phải nhiệt như nhiều người lầm tưởng) thành dòng điện một chiều (điện DC). Tuổi thọ tấm điện mặt trời được đảm bảo là 25 năm.
Khi nói tấm điện mặt trời có công suất 345Wp, tức ánh sáng đạt đến 1.000W/m2 (lúc trời nắng tốt, không có mây che, góc chiếu thẳng), nhiệt độ môi trường là 25OC, tấm điện mặt trời cho ra dòng điện DC có công suất 345W/tấm. Đây cũng là đơn vị hay được dùng để tính đơn giá. Cơ sở dữ liệu về lượng ánh sáng trung bình của đài khí tượng NASA thường được dùng trong tính toán lắp đặt tấm điện mặt trời.
Theo đó, tại TP.HCM, lượng ánh sáng mặt trời trung bình năm là 5,20 kWh/ngày, tại Hà Nội 3,84 kWh/ngày, Đà Nẵng 4,88 kWh/ngày. Vậy nếu nhà bạn tại TP.HCM, khi lắp khoảng 1kWp tấm điện mặt trời thì trung bình mỗi ngày, hệ điện mặt trời này cho ra lượng điện là 5,20 kWh. Nếu gia đình bạn sử dụng điện 350 kWh/tháng thì chỉ cần lắp hệ thống điện mặt trời 1.380kWp là đủ (đã tính tổn hao trên các thiết bị).
Tấm điện mặt trời có diện tích 2m2 công suất 345Wp. Vậy để lắp đặt khoảng 1kWp thì cần diện tích khoảng 8m2.
Với chi phí lắp đặt ban đầu khá vừa tay, nếu gia đình bạn đang ở thành phố có sẵn điện lưới quốc gia cung cấp điện thì nên lắp hệ thống vừa đủ để sử dụng điện cho gia đình.
Tốt nhất bạn chỉ cần lắp đặt một hệ thống từ 1.000-5.000kWp, dùng cho chiếu sáng, vi tính, tivi, tủ lạnh, điều hòa… Bình thường có thể tiết kiệm đáng kể tiền điện trả hằng tháng, góp phần bảo vệ môi trường.
Thực tế lắp đặt tại gia đình
Hiện nay, theo nhà cô Nga mới lắp hệ thống 14 tấm pin TRINAL với tổng công suất 4.55kWp ở củ chi chia sẻ “ mỗi tháng gia đình Cô Nga chỉ trả tiền điện cho công ty điện lực khoảng 1.500.000 đồng, còn lại hệ điện mặt trời ông đã lắp đặt cung cấp 540-680kWh điện/tháng. Cô nói vui “Giá điện tăng thường kéo theo các thiết bị tiết kiệm điện tăng giá… như hồi 2015, giá điện tăng 7.5% các thiết bị tiết kiệm điện cũng tăng giá theo; nên trước sau gì cũng đầu tư, đầu tư sớm không lo chuyện giá điện tăng giảm nữa”. Cái được của hệ điện mặt trời ở ngôi nhà là chủ động được nguồn điện, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo. Còn chất lượng điện từ nguồn điện mặt trời ngang bằng với chất lượng điện lưới quốc gia
Cô Nga cho biết mới lắp đặt một thiết bị cho phép điện mặt trời hòa vào điện lưới. Khi hệ điện mặt trời cung cấp thiếu hụt 20% nhu cầu điện cho ngôi nhà thì “thiết bị thông minh” này sẽ tự động lấy đủ lượng điện từ nguồn điện lưới quốc gia để bù đắp lượng điện thiếu hụt. Còn nếu lượng điện từ hệ điện mặt trời dư thừa thì thiết bị đó đưa vào trữ ở các bình ăcquy như một nguồn dự phòng
Hệ điện mặt trời nhà cô Nga hiện có công suất 4.55 kW, đầu tư thiết kế tốn khoảng hơn 4.000 USD.
Cô Nga cho rằng giá cả đầu tư ban đầu cho một hệ điện mặt trời hiện còn cao nên nhiều gia đình chưa mặn mà đầu tư sử dụng. Vì thế gia đình Cô Nga vẫn dùng điện lưới quốc gia chạy song song với điện mặt trời để những lúc gia đình sử dụng điện quá nhiều sẽ vẫn đáp ưng đủ công suất để sử dụng. Song Cô Nga khẳng định xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng mới, trong đó có năng lượng mặt trời, là tất yếu.
“Trong khi đó, nguồn năng lượng mặt trời vốn rất có tiềm năng ở VN, ở Đức phải làm công suất gấp đôi thì mới bằng nước ta vì nguồn năng lượng mặt trời chúng ta rất mạnh, dồi dào. Do đó, nếu giá điện mặt trời ở Đức là 10 USD/watt thì chúng ta làm ra chỉ mất 5 USD. Đấy là một ưu thế thì tại sao chúng ta không khai thác?” – ông Dũng đặt vấn đề
Theo ông Vũ ( khách hàng đã lắp đặt chia sẻ): vấn đề then chốt hiện nay ở VN là Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người dân sử dụng năng lượng mới. Bởi lợi ích của điện mặt trời đã được thế giới chứng minh. Nước nào có chính sách tốt thì nước đó phát triển rất tốt năng lượng tái tạo, không chỉ là điện mặt trời. Chẳng hạn, ở Trung Quốc có chương trình Ánh dương tài trợ 50% kinh phí xây dựng hệ điện mặt trời ở nông thôn, còn ở thành thị tài trợ 30%. Ở TP.HCM nếu có 1 triệu hộ dùng điện mặt trời thì điện lực giảm được một gánh nặng lớn cho ngành điện.
“Nếu Nhà nước có chính sách thì không chỉ có gia đình tôi mà có thể sẽ xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn ngôi nhà dùng điện mặt trời như gia đình tôi. Ví dụ, có chính sách cho hòa điện mặt trời với điện lưới. Hộ dân sẽ gắn loại đồng hồ hai chiều giống như ở Đức. Đến cuối tháng, nếu đồng hồ báo chỉ số dương thì hộ dân phải trả tiền mua điện, còn ngược lại thì hộ dân sẽ được nhận tiền bán điện từ nguồn điện mặt trời dư thừa không sử dụng hết.”
Viết bình luận